[Hỏi – đáp] – Quy định, quy chế, quy ước là gì?

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 20/08/2021 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 698 Lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Ở bất kỳ một cơ quan hay tổ chức nào đều có những quy định và quy chế riêng. Tuy nhiên, mọi người chỉ hiểu đó là điều bắt buộc phải thực hiện. Vậy khái niệm quy định, quy ước, quy chế là gì? Phải sử dụng chúng trong trường hợp nào? không phải ai cũng hiểu rõ. Đó cũng chính là lý do TBT VN đã biên soạn bài viết dưới đây.

Quy chế là gì

Định nghĩa về quy định, quy chế và quy ước

Quy định là gì?

Là quy phạm định ra các công việc buộc phải làm, không được làm hoặc hướng dẫn thực hiện quy định của quy phạm pháp luật. Điều lệ của doanh nghiệp, quy chế doanh nghiệp. Quy định chứa đựng nội dung hướng dẫn cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công tác điều hành của doanh nghiệp.

Hiểu đơn giản quy định là điều bắt buộc mỗi cá nhân phải thực hiện trong 1 tổ chức. Ví dụ như: quy định phải mặc áo trắng vào thứ 2 khi đi làm, không nói chuyện trong giờ làm việc.

Quy chế là gì?

Là quy phạm điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, công tác tổ chức hoạt động, công tác nhân sự, phân công và phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn, định mức, đơn giá áp dụng. Đồng thời, quy chế đưa ra yêu cầu cần đạt được và có tính định khung mang tính nguyên tắc.

Ta có thể hiểu khái niệm quy chế là gì quyền hạn dành cho cá nhân trong tập thể. Việc người đó được bổ nhiệm hay đãi ngộ ra sao đều dựa vào quy chế của doanh nghiệp. Ví dụ trường hợp quy chế về mức lương cho nhân viên mới và khen thưởng.

Thường quy chế phải đảm bảo các yếu tố sau đây:

– Hợp pháp: Đúng với quy định của pháp luật.

– Có tính thực tiễn: Phải phù hợp với hoạt động của tổ chức trong từng lĩnh vực cụ thể.

– Đạt hiệu quả: Góp phần tích cực vào công tác quản lý, điều hành cũng như toàn bộ hoạt động của tổ chức. Khi được áp dụng phải được mọi người tôn trọng và quán triệt thực thi.

Quy ước là gì?

Quy ước là kết quả của sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên (người, đoàn thể, quốc gia…) về một việc nhất định, thường không dựa trên tính chất tự nhiên của sự vật. Vì vậy quy ước không mang chất của văn bản quy phạm pháp luật mà do hai bên tự thỏa thuận với nhau.

Sau đó đưa ra quyết định cuối cùng thảo mãn nhu cầu của 2 bên. Nếu 1 trong 2 bên không tuân theo quy ước được gọi là bội ước. Điều này có thể ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân hoặc của tổ chức.

Hy vọng với bài viết của chúng tôi có thể giúp bạn phân biệt được quy định, quy ước, quy chế là gì.

Xem thêm: Thị xã là gì?

5/5 - (1 bình chọn)